Tất tần tật những điều cần biết về độ pH trong sản phẩm chăm sóc da

Trong các ghi chú trên bao bì sản phẩm hay trong các sách giáo khoa về môn hóa học chắc chắn chúng ta đã nhìn thấy dòng chữ pH hoặc độ pH, hay khi là một người có skincare bạn sẽ thường nghe cụm từ "cân bằng độ pH". Nhưng thực tế thì bạn đã hiểu độ pH là gì và vai trò của nó đối với làn da? Cách chọn sản phẩm có độ pH phù hợp cho làn da? Nếu chưa thì hãy đọc ngay bài viết chi tiết dưới đây nhé!

Mục lục

1. pH – Độ pH là gì?

Theo tài liệu, độ PH đã được giới thiệu vào đầu những năm 1990, pH là viết tắt của từ “Potential of Hydrogen” và được sử dụng để mô tả tỉ lệ axit-trung tính-kiềm của một chất, nó có khoảng từ 0 (tính axit yếu nhất) đến 14 (tính axit mạnh nhất).

Những loại dung dịch có độ pH dưới 7 – độ pH trung tính được gọi là có tính acid còn những dung dịch có độ pH lớn hơn 7 được gọi là có tính kiềm. Chẳng hạn nước chanh với độ pH là 2 sẽ có tính acid, trong khi Amoniac có độ pH là 12 sẽ mang tính kiềm.

Độ pH được thể hiện qua thang đo

Tuy sự khác biệt giữa các mức pH bạn nhìn thấy có vẻ không đáng kể, nhưng thực tế theo thang đo theo công thức logarit với mức tăng gấp 10 lần so với thông thường. Ví dụ, nếu dung dịch có độ pH bằng 3 sẽ lớn hơn gấp 100 lần so với độ pH bằng 5. Chính vì thế mà việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp rất quan trọng, chúng quyết định đến kết quả chăm da của bạn.

2. Độ pH của da là gì?

Độ PH của cơ thể là khoảng vào 7pH – đây là mức trung bình. Tuy nhiên, độ pH của làn da thì thấp hơn, ở mức khoảng 5.5 pH. Điều này có nghĩa rằng làn da của chúng ta mang tính axit nhẹ. 

Bên cạnh đó, các tài liệu khoa học cũng đã chỉ ra rằng làn da nam giới thường có tính acid cao hơn da nữ giới và độ pH của da sẽ tăng dần theo tuổi tác, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức acid.

Một đặc điểm thú vị nữa ở độ pH của da là chuyển từ mức pH trung tính khi vừa sinh ra sang mức pH acid sau vài tuần tuổi.

Đặc biệt các bác sĩ da liễu cũng lưu ý nhắc nhở, đó là duy trì sự cân bằng độ pH để giảm thiểu các vấn đề về da.

 Lớp vỏ axit trên bề mặt da chính là lớp đầu tiên giúp bảo vệ da khỏi các vị khuẩn xâm nhập và giúp cho làn da – cơ quan lớn nhất của cơ thể luôn ở phong độ tốt nhất.

3. Độ pH ảnh hưởng đến da như thế nào?

Độ pH cao hoặc thấp hơn được gọi là “mất cân bằng”, lúc đó lớp màng bảo vệ sẽ bị phá vỡ và làn da dễ dàng gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như:

– Độ pH quá thấp: Làn da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông to và thường xuyên nổi mụn.

– Độ pH cao: Da lão hóa sớm với các biểu hiện khô ráp, nếp nhăn xuất hiện.

Ngoài ra khi da mất cân bằng pH sẽ khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng, chăm sóc da không đạt được hiệu quả tối ưu, da bị viêm, sưng rát, mụn và dễ kích ứng…

Độ pH của da sẽ phản ánh tình trạng, độ tuổi của làn da

4. Nguyên nào làm da bị mất cân bằng độ pH?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu, nguyên nhân khiến da gặp phải tình trạng mất cân bằng là do:

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có độ pH cao hoặc thấp hơn mức tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu.

Sử dụng sản phẩm có độ pH quá cao (lớn hơn 7.5) hoặc quá thấp (bé hơn 3.5) liên tục trong thời gian dài sẽ gây tổn thương da, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da trở nên khô hơn, căng rát, kích ứng, thậm chí là xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm do da yếu đi.

Mặc dù làn da có thể tự cân bằng độ pH trên da trở về mức tự nhiên vốn có nhưng khi sản phẩm nằm ngoài mức pH cho phép, làn da sẽ mất rất nhiều thời gian cho quá trình tự cân bằng. Trong lúc này, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực cho da sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều.

– Nguyên nhân thứ hai được xác định là do chăm sóc da không đúng cách như: thường xuyên rửa mặt với nước nóng, rửa mặt nhiều lần trong ngày, chà xát mạnh lên da…

– Nguyên nhân ba có ảnh hưởng đến độ cân bằng pH da là do chế độ ăn uống không khoa học, khi ăn các thức ăn có tính kiềm thì tính axit trên da có xu hướng tăng và nếu ăn nhiều thức ăn có tính axit thì độ kiềm trên da tăng.

5. Tầm quan trọng của pH trong mỹ phẩm

Theo nghiên cứu, độ pH lý tưởng nhất cho làn da nằm ở ngưỡng 5,5 . Đây là lúc mà làn da rạng rỡ, khỏe mạnh và có khả năng ngăn ngừa các vi khuẩn hiệu quả nhất vì khi đó màng acid mantle sẽ hoạt động mạnh mẽ, tiêu diệt những nhân tố có hại từ ngoài môi trường, hạn chế mụn, giúp bề mặt da sáng khỏe, căng mịn. Ngoài ra, acid mantle có độ pH từ 4.5 đến 6.2, nên việc lựa chọn mỹ phẩm có độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ vô tình làm tổn thương lớp màng bảo vệ này, từ đó kéo theo rất nhiều hệ lụy như mụn, lão hóa, kích ứng…

Độ pH trong mỹ phẩm quá thấp sẽ khiến da tiết dầu, lỗ chân lông lớn và thường xuyên nổi mụn. Ngược lại, độ pH trong mỹ phẩm vượt quá mức cân bằng khiến da bị lão hóa sớm (da khô ráp, nếp nhăn xuất hiện…). Hơn nữa, khi lớp màng bảo vệ da bị phá vỡ cũng khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đạt hiệu quả tối ưu.

6. Cách lựa chọn sản phẩm có độ pH phù hợp cho da

Lựa chọn sản phẩm có độ pH phù hợp giúp bạn có được làn da đẹp như ý

Để tránh xảy ra những vấn đề tiêu cực trên da do dùng mỹ phẩm/dược mỹ phẩm, nhiều người cho rằng cần sử dụng các sản phẩm có độ pH cân bằng với độ pH tự nhiên của da. Nhận định này là đúng nhưng không đủ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm có độ pH ổn định, sắp xếp chúng một cách phù hợp trong quy trình chăm sóc da.

Cụ thể: Quy trình chăm sóc da cơ bản bạn cần áp dụng bao gồm các bước như: Sữa rửa mặt – Toner – Loại bỏ tế bào chết – Tinh chất – Kem dưỡng/Kem chống nắng. Nếu sử dụng nhiều hơn một loại tinh chất, hãy bắt đầu với sản phẩm có độ pH thấp trước rồi đến độ pH cao. Trường hợp sản phẩm có độ pH tương đương, thứ tự đúng là kết cấu từ lỏng đến đặc.

Đồng thời, không phải sản phẩm mỹ phẩm nào cũng đều có thông tin chính xác về độ pH trên nhãn và bạn cần lựa chọn những nhãn hàng uy tín để đảm bảo an toàn cho da. 

 Trên đây là những thông tin cần biết về độ pH da và cách lựa chọn sản phẩm có độ pH phù hợp cho da, theo đó, bạn có thể tham khảo thông tin trên của Y Dược VHN để đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp.

Bài viết liên quan

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *